Loading ...

$type=grid$count=4$tbg=rainbow$meta=0$snip=0$rm=0

Phục hồi thứ hạng và lượng truy cập sau khi thiết kế lại website

  Sau khi thiết kế lại website, hiện tượng sụt giảm về lượng truy cập hoàn toàn có thể xảy ra. Sau khi thực hiện đánh giá và xác nhận sự sụt...

 

Sau khi thiết kế lại website, hiện tượng sụt giảm về lượng truy cập hoàn toàn có thể xảy ra. Sau khi thực hiện đánh giá và xác nhận sự sụt giảm đã xảy ra, bạn có thể xử lý một số vấn đề điển hình (như lỗi chuyển hướng, mất trang và lỗi tên miền) để tối ưu SEO cho trang web của mình.

Khi xây dựng một trang web mới, việc đảm bảo và cải thiện SEO và lượng truy cập tự nhiên nên là mục tiêu tối quan trọng. Công việc đó đòi hỏi một sự hiểu biết rõ ràng về cách tối ưu SEO Website, và một kế hoạch kỹ lưỡng dành cho việc hướng người dùng đến trang web mới. Nếu mọi việc được thực hiện đúng cách, bạn sẽ có thể giữ vững, hoặc thậm chí là cải thiện thứ hạng và lưu lượng truy cập.

Thật không may, điều đó không hề diễn ra một cách dễ dàng trong thực tế. Trang web mới được ra mắt. Lượng truy cập tự nhiên bất ngờ sụt giảm. Khi đó sự hoang mang sẽ ập đến. Tác giả bài viết từng nhận cuộc gọi yêu cầu xử lý vấn đề này hàng tuần. Thông thường người gọi sẽ là chủ các doanh nghiệp nhỏ, Đối với họ, sự sụt giảm lượng truy cập tự nhiên đồng nghĩa với việc doanh thu sụt giảm, khiến cả doanh nghiệp lâm vào tình cảnh khó khăn.

Trong bài viết này, VLINK sẽ giúp các bạn biết cách đánh giá sự cố và phục hồi lượng truy cập sau khi việc thiết kế lại trang web đem lại kết quả xấu.

Bước 1 – Thu thập thông tin

Những yếu tố quan trọng cần được chú ý khi đánh giá sự cố bao gồm:

-        Google Analytics

-        Google Search Console

-        Ngày triển khai web

-        URL của trang web

-        Các URL quan trọng và URL thay thế

-        Lịch sử xếp hạng của các keyword được bạn sử dụng (nếu có)

Bước 2 – Xác định

Đây là lúc để bạn sử dụng Google Analytics và Search Console để đánh giá sự sụt giảm trong lượng truy cập. Điều bạn cần lưu ý ở đây là sự sụt giảm về lượng truy cập diễn ra vào ngày hoăc trong tuần mà bạn thiết kế lại trang web. Sự sụt giảm này có thể diễn ra một cách chậm rãi và đều đặn hoặc thường là hết sức đột ngột.

Ví dụ ở bên dưới cho thấy sự sụt giảm 90 phần trăm lượng truy cập. Đây là một thất bại gặp phải khi thiết kế web cho một tổ chức từ thiện. Đây là trường hợp tồi tệ nhất mà người viết từng gặp phải. Nó cho thấy việc thiết kế web một cách sai sót có thể gây sụt giảm lượng truy cập tự nhiên một cách nhanh chóng đến mức nào.

Phục hồi thứ hạng và lượng truy cập sau khi thiết kế lại website

Đầu tiên bạn cần sử dụng Google Analytics:

Google Analytics > Thu nạp > Tất cả lưu lượng truy cập > Kênh

Để đánh giá một cách chính xác sự sụt giảm trong lượng truy cập bạn có thể xem xét lượng truy cập tự nhiên hoặc kết hợp nhiều kênh khác nhau trên Google Analytics. Nếu bạn nhận thấy lượng truy cập tự nhiên sụt giảm nhưng các kênh khác không bị ảnh hưởng, như vậy càng cho thấy việc thiết kế lại trang web thủ phạm gây ra sự sụt giảm.

Nếu bạn đã sử dụng Google Search Console và đã xếp hạng các từ khóa, bạn có thể xem lại dữ liệu từ khóa để truy ra thời gian diễn ra sự sụt giảm về lượng truy cập.

Bước 3 – Tìm hiểu cách mà trang web của bạn bị sụt giảm về lượng truy cập

Để tìm ra điều cần được cải thiện, chúng ta cần tìm hiểu cách mà trang web bị sụt giảm về lượng truy cập. Bạn có thể làm điều đó thông qua việc phân tích và đánh giá thứ hạng của từ khóa và những trang bị ảnh hưởng nặng nhất.

Xếp hạng

Nếu bạn có dữ liệu lịch sử xếp hạng trang web, bạn có thể lấy các báo cáo để có một cái nhìn tổng quan về các từ khóa bị tụt hạng khi thiết kế lại trang web. Nếu bạn không có lịch sử xếp hạng từ khóa, bạn có thể sử dụng một số công cụ SEO phổ biến có cung cấp dữ liệu lịch sử xếp hạng (Search Console là một ví dụ)

Lưu lượng truy cập của trang đích

Bạn sẽ cần phải so sánh lưu lượng truy cập trước và sau khi thiết kế lại trang web trong;

Google Analytics: Hành vi > Nội dung trang web > Trang đích

Ngoài ra, nếu việc thiết kế lại trang web đã diễn ra được vài tuần (hoặc lâu hơn nữa), bạn có thể so sánh với các giai đoạn trước đó và xem trang nào đem lại nhiều lưu lượng truy cập nhất.

Việc đó có thể khá khó khăn, vì tên các trang có thể thay đổi sau khi thiết kế lại web. Vì vậy, bạn cần phải xác định những trang đã được xếp hạng và có nhiều lượt truy cập nhất, rồi so sánh nó với các trang tương đương của trang web mới.

Trong những trường hợp tồi tệ nhất, chúng ta có thể thấy nội dung và các trang đã từng có trên trang web cũ nhưng không được tạo trên trang web mới. Không có nội dung cũng đồng nghĩa với việc không có lượng truy cập. Nếu nội dung hiện diện trên trang web mới nhưng không có lượt truy cập nào, bạn sẽ cần phải chú ý đến những vấn đề kỹ thuật phát sinh.

Nếu trang web của bạn là một trang web lớn, bạn sẽ cần phải đưa cái thông tin này vào một bảng tính (spreadsheet) để có thể dễ dàng so sánh dữ liệu của các trang cũ và các trang mới.

Bạn có thể sử dụng Wayback Machine để xem phiên bản trước đó của trang web tại http://web.archive.org/. Nhờ công cụ này bạn sẽ có thể hiểu cách mà việc thiết kế lại trang web ảnh hưởng đến lưu lượng truy cập trang web như thế nào.

Bước 4: Rà soát các lỗi phổ biến

Sau khi đã có những thông tin cần thiết, bạn có thể rà soát các lỗi phổ biến có thể đã xảy ra.

Lỗi chuyển hướng (redirect)

Lỗi chuyển hướng là vấn đề thường gặp nhất. Khi triển khai trang web mới. Bạn sẽ cần phải làm một trong hai việc sau đối với tất cả các trang quan trọng:

  •         Giữ nguyên các URL (lí tưởng nhất)
  •         Chuyển hướng (theo mã 301) từ trang cũ sang trang mới

Để thực hiện hai việc trên một cách đơn giản, bạn có thể liệt kê khoảng 10 URL có lượng truy cập cao nhất từ trang web cũ (thông qua phân tích hoặc dùng Wayback Machine) và truy cập các trang này trên trình duyệt. Nếu chúng không tự động chuyển hướng đến trang web mới thì đây chính là một trong những nguyên nhân gây sụt giảm lượng truy cập.

Nếu các trang đó tự động chuyển hướng, bạn sẽ cần phải kiểm tra chúng bằng một công cụ như ScreamingFrog hoặc bất kì công cụ kiểm tra tiêu đề HTTP trực tuyến nào (có rất nhiều công cụ miễn phí như vậy), nhằm đảm bảo người dùng được chuyển hướng (theo mã 301) đến trang chính xác.

Theo kinh nghiệm của người viết, một chủ trang web từng tự kiểm tra lỗi chuyển hướng và gặp lỗi 302 chuyển hướng tạm thời. Sau khi lỗi được sửa thì lưu lượng truy cập trở lại với mức bình thường trước khi gặp lỗi.

Trong một trường hợp khác, một team marketing in-house đã kiểm tra tất cả URL cũ và đảm bảo là chúng đều chuyển hướng đến trang web mới theo mã 301. Thế nhưng họ đã không kiểm tra các trang được chuyển hướng tới. Chúng đều gặp lỗi 404.

Bạn cần phải kiểm tra mọi vấn đề liên quan một cách gắt gao. Trên trình duyệt. Thông qua công cụ thu thập thông tin. Bạn cần phải kiểm tra tất cả các URL cũ và tất cả các trang được điều hướng đến. Hãy đảm bảo là chúng đều chính xác và hoạt động một cách trơn tru.

Lỗi thiếu trang

Một vấn đề hay gặp phải khác là nội dung hoạt động bình thường trên trang cũ nhưng không hiện diện trên trang mới. Nếu nội dung không hiện lên trang web, chắc chắn trang sẽ không được xếp hạng. Hãy đảm bảo là mọi nội dung có lượng truy cập cao đều hiện diện trên trang web mới và đều được chuyển hướng từ trang cũ một cách chính xác.

Công việc quan trọng này có thể yêu cầu bạn kiểm tra thủ công rất nhiều. Nếu các nội dung quan trọng gặp lỗi 404 hoặc bị điều hướng nhầm đến một trang khác (đặc biệt nghiêm trọng khi đó là trang chủ), thì bạn đã gặp phải vấn đề về nội dung của trang.

Thay đổi về nội dung

Thay đổi về nội dung cũng có thể gây nên ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu trang vẫn hiển thị như cũ nhưng nội dung thì bị thay đổi, bạn cần phải thực hiện một cuộc đánh giá toàn diện. Liệu trang mới có tốt như trang cũ không? Điều gì đã thay đổi? Trang Web Archive là công cụ hiệu quả trong trường hợp này.

Các vấn đề liên quan đến giao thức và tên miền

Nếu trang web của bạn từng có địa chỉ http://example.com và trang web mới của bạn có thay đổi về giao thức (https), tên miền phụ (www), hoặc có tên miền mới, bạn nên chú ý khi chuyển hướng từ địa chỉ web cũ sang địa chỉ trang web mới. 

Ví dụ, https://www.example-2.com hoàn toàn khác với http://example.com.

Ảnh hưởng từ các thay đổi đã được thực hiện trước đó

Vào năm 2018, nhiều trang web trải qua nhiều sự thay đổi toàn diện, thường là thay đổi giao thức, tên miền và tên miền phụ. Trong một số trường hợp, việc thay đổi tường như đã được thực hiện kỹ lưỡng, nhưng lượng truy cập vẫn giảm. Nguyên nhân cuối cùng là do một sự thay đổi trước đó không được chú ý đến.

Ví dụ:

-        Từ năm 2008 – 2016, trang web có tên miền www.example.com

-        Từ năm 2016 – 2017 – Trang web sử dụng tên miền www.example2.com được chuyển hướng từ www.example.com theo mã 301

Khi trang web mới được triển khai vào năm 2018, sự chuyển đổi đã được thực hiện một cách bài bản từ trang web cũ tới trang web mới. Tuy nhiên, người thiết kế web không biết về tên miền cũ, vì vậy nên không thực hiện điều hướng từ trang web cũ. Điều đó khiến tên miền với 10 năm lịch sử bị mất. Do đó, bạn cần phải rà soát và biết bất kì thay đổi về tên miền nào từng diễn ra, trước khi bắt tay vào thiết kế lại trang web.

Các lỗi kỹ thuật

Đôi lúc trang web mới không được thiết kế tốt và việc sụt giảm lượt truy cập đến từ việc tối ưu trang web mới về mặt kỹ thuật chưa tốt. Các lỗi về thu thập thông tin, URL, lập chỉ mục – rất nhiều thứ cần được xem xét và đánh giá. Trong trường hợp này, bạn có thể yêu cầu một dịch vụ SEO chuyên nghiệp đánh giá website và SEO một cách toàn diện.

Các vấn đề gặp phải khi tối ưu trang web mới

Cũng như các lỗi về mặt kỹ thuật, đôi lúc việc tối ưu không diễn ra một cách suôn sẻ khi chuyển đổi từ trang web cũ sang trang web mới. Đôi lúc một số trang web vướng phải những lỗi cực kì cơ bản, ví dụ như để một tiêu đề duy nhất trên tất cả các trang. Hãy crawl trang web của bạn và đảm bảo mọi vấn đề cơ bản đều được thực hiện một cách chính xác.

Sự thay đổi

Bên cạnh tất cả những yếu tố trên, việc chuyển sang một trang web mới cũng có thể gây nên ảnh hưởng lớn đối với lượng truy cập. Trang web càng lớn và phức tạp thì ảnh hưởng đến từ sự thay đổi càng lớn. Vì vậy mà người làm SEO cần phải giữ tâm thễ vững vàng. Hãy kiểm tra và kiểm tra lại một lần nữa đối với tất cả mọi thứ. Nếu bạn đảm bảo mọi việc đã được thực hiện một cách chính xác, lượng truy cập có thể thay đổi nhẹ trong vài tuần. Khi đó các trang mới sẽ được các công cụ tìm kiếm lập chỉ mục, và các trang cũ bị loại khỏi chỉ mục.

Bước 5: Cần làm gì nếu trang web của bạn vẫn bị giảm lượt truy cập.

Nếu bạn thực hiện tất cả các bước trên mà vẫn bị giảm lượt truy cập, nguyên nhân là do đâu.

Phân tích

Các phân tích của bạn đã được thực hiện một cách chính xác chưa? Hãy đảm bảo tất cả các trang đều được gắn thẻ và tự động báo cáo lượng truy cập vào trang đó. Hãy chú ý những thay đổi gần đây, ví dụ như các trang AMP.

Thay đổi về thuật toán

Có phải trang web của bạn được triển khai trong khoảng thời gian Google thay đổi thuật toán xếp hạng? Công cụ Panguin sẽ giúp bạn gắn các báo cáo phân tích của mình vào dòng thời gian diễn ra tất cả cập nhật về thuật toán của Google một cách chính xác. Nhờ công cụ này bạn có thể biết được liệu sự sụt giảm về lượng truy cập có diễn ra vào một đợt cập nhật về thuật toán xác định hay không.

Thay đổi theo mùa

Liệu lượng truy cập đến trang web của bạn có diễn ra vào một thời điểm xác định trong năm? Hãy xem các phân tích của những năm trước đó và Google Trends để dảm bảo sự sụt giảm không đến từ yếu tố bên ngoài.

Thay đổi về SERP

Sự thay đổi về bố cục của trang công cụ tìm kiếm có thể gây ảnh hưởng đến lượng truy cập tự nhiên. Các trích dẫn nổi bật hoặc việc tăng từ 3 đến 4 quảng cáo có thể gây ảnh hưởng lớn đến lượng truy cập. Đừng bỏ qua các yếu tố tưởng chừng như nhỏ nhặt này.

Bị phạt vì vi phạm các quy tắc của công cụ tìm kiếm

Hãy đăng nhập vào Search Console để xem bạn có bị phạt vì vi phạm các quy tắc của Google hay không

Vấn đề bảo mật/ Bị hack

Các vấn đề bảo mật và việc bị hack cũng có thể làm ảnh hường đến lượng truy cập. Nếu trang web của bạn đã bị hack, bạn có thể nhân được một thông báo trong Search Console như sau:”Trang web này có thể đã bị hack” hoặc ”Trang web này có thể gây hại cho máy tính của bạn” ngay bên dưới URL của bạn. Google có thể không hiểu điều đó, vì vậy mà bạn cần dùng URL để đánh giá các trang được lập chỉ mục và xác định bất kì nguy cơ nào.

Trở lại trạng thái bình thường

Để không bị sụt giảm về lượng truy cập sau khi thiết kế lại website, chúng ta cần đảm bảo bản thân mình biết mọi thứ về SEO và kỹ năng thiết kế web, và thực hiện việc chuyển đổi một từ trang web cũ sang trang web mới một cách kỹ lưỡng.

Tuy nhiên, nếu bạn rơi vào trường hợp tồi tệ trên, việc làm theo các bước đã được VLINK ASIA hướng dẫn sẽ giúp bạn đưa thứ hạng của trang web trở lại vị trí ban đầu

COMMENTS

Tên

7SAT,1,7Saturday,1,ads,5,advertising books,2,Agency,9,Agency Publicis Groupe,2,Apple,1,bài đăng Facebook,1,bài viết về agency,6,bao bì sáng tạo,1,Benchmark Testing,1,bitas,1,bộ sưu tập nike 2020,1,cách seo website mới,10,Call to action,1,chiến dịch Coca Cola,1,Chuẩn SEO,20,coca cola,1,Coca-Cola ứng dụng công nghệ OLED,1,Content,2,content marketing,1,conversion,1,Conversion Rate,1,Copywriting,4,Copywrting,1,Creative,9,creative campaign,6,Creative Packaging,5,Dịch vụ SEO,13,Entity,1,facebook,1,Ford,1,Ford hợp tác với Mc Donald's,1,Gen Z,1,Google,2,Google Maps,1,Ideas,1,Influencer Marketing,2,Instagram,1,Kiến Thức,39,Kiến Thức Marketing,26,Leadership,1,Live content,1,Marketing,14,Marketing cho Gen Z,1,McDonald’s,1,Micro Influencer,1,Mirinda,1,Nike,1,Nivea Men,1,nội dung 2020,1,Pepsi,1,Pepsi tung tagline mới,1,quảng cáo google,1,Quảng cáo Tết,1,quảng cáo tự nhiên,1,recent,1,sách quảng cáo,1,seo,16,SEO 2020,28,SEO Local,4,SEO Pinterest,2,SEO Website,29,SEO Website 2020,20,SkySocial,1,slide,2,sms brandname,1,Social Listening,1,sơn tùng m-tp,1,stagram,1,tagline mới của pepsi,1,tăng tỷ lệ chuyển đổi,3,tết canh tý,1,thiết kế bao bì McDonald's,1,Thiết kế Website,11,thủ thuật,2,Thương Hiệu Nivea,1,ticker2,1,TikTok,1,tìm ý tưởng cho bài viết,1,tìm ý tưởng viết bài,1,Tin Agency,4,tin marketing,6,Tin nhắn thương hiệu,1,Tin Tức,8,tin tức agency,1,tin tức về agency,1,Tips for Copywriting,1,Trademark Apple,1,truyền thông mạng xã hội,2,Twitter,1,tỷ lệ chuyển đổi,2,Vinasoy,1,Website,10,website WordPress,4,WordPress,12,WordPress là gì,1,xu hướng nổi bật 2020,2,xu hướng quảng cáo 2020,1,Xu hướng SEO 2020,14,xu hướng truyền thông 2020,1,YouTuber,1,
ltr
item
SALEBIT - Tin tức Advertising Agency Vietnam.: Phục hồi thứ hạng và lượng truy cập sau khi thiết kế lại website
Phục hồi thứ hạng và lượng truy cập sau khi thiết kế lại website
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi-_1oFRs_XL_v-mrwBxBR-_kfn4wjahhS1lZtK24sPTfqWMHe6ZIxRWdPVLRy-0XXqIYK5bQhbkgaPiFGPbygqh7obHYKjUnh5sf0xVsV33PohOylPTUNNA7EkuH8oAxzMyTdtK4J5EF0/w640-h360/Vlink-Asia-improve-trafic-%25C3%25A0ter-redesign.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi-_1oFRs_XL_v-mrwBxBR-_kfn4wjahhS1lZtK24sPTfqWMHe6ZIxRWdPVLRy-0XXqIYK5bQhbkgaPiFGPbygqh7obHYKjUnh5sf0xVsV33PohOylPTUNNA7EkuH8oAxzMyTdtK4J5EF0/s72-w640-c-h360/Vlink-Asia-improve-trafic-%25C3%25A0ter-redesign.jpg
SALEBIT - Tin tức Advertising Agency Vietnam.
https://www.salebit.net/2020/12/phuc-hoi-traffic-sau-khi-redesign-website.html
https://www.salebit.net/
https://www.salebit.net/
https://www.salebit.net/2020/12/phuc-hoi-traffic-sau-khi-redesign-website.html
true
4158952107343579634
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Readmore Reply Cancel reply Delete By Home PAGES POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU LABEL ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content